TheốinaymưasaobăngDraconidsxuấthiệnỞViệtNamngắmthuậnlợikhôviet sexo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), tối nay nếu ở khu vực thời tiết đẹp và ít ô nhiễm, người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát được mưa sao băng Draconids.
Đây là một mưa sao băng nhỏ với mật độ cực điểm tối đa chỉ đạt 10 sao băng mỗi giờ ngay cả khi thời tiết lý tưởng. Khu vực trung tâm của nó là chòm sao Draco, là chòm sao khá dễ để nhận ra.
Ông Sơn hướng dẫn từ lúc 18 giờ 30 phút tối nay, khi trời đã đủ tối đến trước nửa đêm, hãy nhìn về bầu trời phía bắc, bạn sẽ không khó để tìm thấy những ngôi sao của chòm sao Draco nếu trời đủ trong, không mây, ít ô nhiễm.
"Draco có hình ảnh lượn quanh 2 chòm sao Ursa Major (Gấu Lớn) và Ursa Minor (Gấu Nhỏ) với cái đầu là một hình tứ giác tạo thành từ 4 sao khá dễ nhận biết. Bạn cũng có thể tìm thấy hình tứ giác này bằng cách lấy mốc từ sao Vega (sao sáng nhất của chòm sao Lyra) - ngôi sao sáng nhất trong khu vực bầu trời đó", chuyên gia hướng dẫn.
Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết hiện tượng này có thể được quan sát tại bất cứ nơi nào, miễn là nơi quan sát không có mây và góc nhìn về phía bắc không bị cản trở, đồng thời không khí không quá ô nhiễm.
Bạn không cần bất cứ dụng cụ gì để quan sát hiện tượng này, đơn giản là nhìn bằng mắt thường. Hãy chọn nơi quan sát nào có góc nhìn đủ rộng và không để ánh sáng mạnh như đèn đường, đền trên các nhà cao tầng chiếu thẳng vào mắt.
"Cuối cùng, như đã nói, đây là một mưa sao băng nhỏ, khó để quan sát với những ai ở các thành phố ô nhiễm. Bạn có thể đợi tới gần cuối tháng để theo dõi mưa sao băng Orionids", ông Sơn thông tin thêm.